TẠP CHÍ TRUYỀN H̀NH SỐ 268 RA NGÀY 11/07/2002     

Nghệ sĩ ghi-ta Đặng Ngọc Long với "Núi rừng Tây Nguyên"

Hồng Thanh

      Năm 1994, một trường âm nhạc lớn ở Đức đă tổ chức một cuộc thi mang tên Đặng Ngoc Long. Điều đặc biệt là những tác phẩm do người nghệ sĩ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội này viết là bài thi bắt buộc cho các thí sinh dự thi. Không chỉ là một trong những cây ghi-ta người Việt Nam lừng danh ở nước ngoài, hiện nay Đặng Ngọc Long c̣n giữ những công tác quan trọng trong lĩnh vực âm nhạc tại Đức: Giảng viên một trường âm nhạc nổi tiếng ở Béclin; Chủ tịch hội đồng nghệ thuật Liên hoan âm nhạc ghi-ta quốc tế tại CHLB Đức... Ngoài công tác giảng dạy, với Đặng Ngọc Long, sự mến mộ của khán giả đă mang lại cho anh niềm hạnh phúc vô bờ bến, trở thành động lực thúc đẩy anh trên con đường sáng tác nghệ thuật. Năm 1987 ở Hung-ga-ri, Italia, Tiệp Khắc Đặng Ngọc Long dành được nhiều giải thưởng...
     "Núi rừng Tây Nguyên" là một trong những bản nhạc Đặng Ngọc Long chọn biểu diễn ở Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc 2002 tổ chức tại Hà Nội. §©y là một trong những bản nhạc thành công nhất của Đặng Ngọc Long. Hơn 20 năm trước, anh đă có một khoảng thời gian 3 năm công tác ở trường Nghệ thuật văn hóa thông tin Tây Nguyên. Chính nhịp sống Tây Nguyên đă thôi thúc tâm hồn người nghệ sĩ. Những nốt nhạc của "Núi rừng Tây Nguyên" đă thay anh nói lên cảm xúc, t́nh cảm của ḿnh về một Tây Nguyên hùng vĩ, lăng mạn, giàu sức gợi và rất đặc trưng. Đặng Ngọc Long xúc động kể lại: "Tôi đă từng biểu diễn "Núi rừng Tây Nguyên" nhiều lần ở nước ngoài. Có những khán giả người Đức, người Pháp, người Việt Nam sinh ra và lớn lên ở nước ngoài... đă không nén nổi xúc cảm. Họ tặng hoa tôi, có người c̣n khóc và nói với tôi rằng họ chưa từng đặt chân đến Việt Nam nhưng nghe "Núi rừng Tây Nguyên", họ thấy Tây Nguyên của Việt Nam thật gần và có cảm giác như đang được bước trong núi rừng Tây Nguyên...".
     Cái nôi đào tạo Đặng Ngọc Long trở thành nghệ sĩ ghi-ta là Nhạc viện Hà Nội. Sau một thời gian dài sống và làm việc tại CHLB Đức, anh lại được trở về biểu diễn trân sân khấu Hà Nội.
     Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam 2002 có ư nghĩa đặc biệt với nghệ sĩ ghi-ta Đặng Ngọc Long. Một đêm nhạc được nhiều người yêu ghi-ta chờ đợi sau nhiều thập kỷ. Đó là cuộc tŕnh diễn hiếm có của nhiều thế hệ ghi-ta Việt Nam tiêu biểu như nghệ sĩ lăo thành Tạ Tấn, Văn Vượng, Đặng Ngọc Long ... Trong cảm xúc của một người xa quê hương lâu ngày trở lại, Đặng Ngọc Long có thêm một niềm vui. Anh tâm sự với chúng tôi: "Đứng trong cánh gà nghe các em biểu diễn, tôi thật hài ḷng. Chúng ta hoàn toàn có thể đặt niềm tin vào thế hệ các cây ghi-ta trẻ Việt Nam. Tŕnh độ và phong cách biểu diễn tôi được chứng kiến sau hai đêm nhạc hội khẳng định các em sẽ c̣n tiến xa trên con đường âm nhạc".
     Từ những năm đầu thế kỷ XX, đàn ghi-ta đă du nhập vào Việt Nam và trải qua nhiều thập kỷ, cây đàn đă gắn bó với hàng ngh́n "nghệ sĩ b́nh dân", trở thành một trong những món ăn tinh thần thú vị của nhiều người. Nhiều tên tuổi tiêu biểu cho các thế hệ ghi-ta Việt Nam đă để lại những ấn tượng sâu sắc trong công chúng yêu ghi-ta. Những thập kỷ gần đây nghệ thuật ghi-ta ở nước ta đă phát triển lên một tầm cao mới cả về số lượng lẫn chất lượng nghệ thuật. Nhiều tác phẩm kinh điển viết cho cây đàn ghi-ta của nhiều nhà soạn nhạc danh tiếng trên thế giới cũng như những tác phẩm của những tác giả Việt Nam đă góp phần nâng cao chất lượng đời sống âm nhạc cộng đồng. Với nghệ sĩ ghi-ta Đặng Ngọc Long, lần biểu diễn tại Hà Nội này như một sự trở về. Anh đă nghĩ đến nhiều dự định với quê hương sau khi nhận được những lời mời biểu diễn, giảng dạy... tại Việt Nam. Khán giả Hà Nội đang hy vọng sẽ được gặp lại Đặng Ngọc Long, được nghe tiếng đàn ghi-ta của người nghệ sĩ tài ba trong dịp Tết tới.

http://www.vtv.org.vn/tapchi_th/dsp.cfm?id=2002/07/11/SO268/093827&topic_id=H4